Make fast appointment

Online support

VIDEO

Tư vấn sức khỏe
Đặt câu hỏi tư vấn!

Nếu bạn cần tư vấn mà chưa có sẵn câu trả lời, hãy gửi thông tin cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ bác sỹ nhiều kinh nghiệm và luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ!

Hỏi: Xin hỏi bác sỹ : Khi làm răng sứ có cần phải lấy tủy không?

Gửi bởi Hoàng Văn Hùng lúc 14h00 ngày 28-06-2013

Xin hỏi bác sỹ : Khi làm răng sứ có cần phải lấy tủy không?


Tư vấn bởi Bác sỹ Trần Vinh

Tuỷ răng có nhiệm vụ nuôi răng và giúp răng có tính đàn hồi, dẻo dai hơn dưới tác dụng của lực nhai. Vì vậy nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tuỷ khi làm răng sứ. Thông thường, đối với những răng còn tủy, khi làm răng sứ không cần phải lấy tuỷ, chỉ lấy tuỷ trong một số trường hợp đặc biệt như răng có hình dạng bất thường, mọc lệch, răng quá nhỏ,…

Hỏi: Xin hỏi bác sỹ : Làm răng sứ có đau không ạ?

Gửi bởi Ngô Mai Lan lúc 08h52 ngày 28-06-2013

Xin hỏi bác sỹ : Làm răng sứ có đau không ạ?


Tư vấn bởi Bác sỹ Trần Vinh

Đối với những răng đã lấy tuỷ, cần làm răng sứ để bảo vệ thì làm răng sứ không đau. Đối với những răng còn tuỷ, khi làm răng sứ giai đoạn đầu sẽ hơi ê. Tuy nhiên, bạn yên tâm vì nha sĩ sẽ gây tê vào giai đoạn này, giúp cho bạn không bị ê khi làm răng sứ.

Hỏi: Xin hỏi bác sĩ tôi độ tuổi nào chỉnh nha là thích hợp?

Gửi bởi Nguyễn Thanh Ngọc lúc 19h54 ngày 29-05-2013

Xin hỏi bác sĩ tôi độ tuổi nào chỉnh nha là thích hợp?


Tư vấn bởi Bác sỹ Trần Vinh

Trong tất cả các trường hợp, nha chu tốt, thì đều có thể chỉnh nha được.

Hỏi: Mọc răng khôn cần phải đi khám sớm

Gửi bởi Nguyễn Lan Anh lúc 07h01 ngày 17-05-2013

Mọc răng khôn cần phải đi khám sớm


Tư vấn bởi Bác Sĩ Trần Vinh

Răng mọc lệch, mọc ngầm chiếm đến 20% tỉ lệ tai biến các bệnh về răng hàm mặt. Nếu chỗ viêm lan rộng sẽ khiến một bên mặt sưng to, không há miệng được, không ăn uống được, ngoài ra còn có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau nhức cả vùng mặt. Mọc lệch còn khiến răng cối thứ 2 ở ngay phía trước nó (răng số 7) bị sâu do thức ăn bị dắt ở các khu vực này bị phân huỷ, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Nó cũng là tiền đề cho bệnh nha chu phát triển, làm cho mô nâng đỡ răng bị tổn thương. Ngoài ra, răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch có thể đẩy các răng khác ra phía trước, làm cho các răng này bị xô lệch, mọc chen chúc nhau, gây đau tai, viêm xoang, co thắt ở khớp thái dương hàm, ảnh hưởng đến cột sống và sự cân bằng của bộ xương. Theo BS Phạm Như Hải, khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam-Cuba, thiếu kiến thức về chăm sóc răng miệng là nguyên nhân khiến cho việc mọc răng khôn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người vẫn tâm lý chủ quan là răng khôn mọc sau một thời gian, khi nhú khỏi lợi thì sẽ khỏi bệnh. Họ chịu đau một thời gian, đến khi không chịu được nữa thì mới đến bệnh viện để điều trị. Theo BS Diệu Hương, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng khoa học ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Khi trẻ được 12- 15 tuổi, BV Việt Nam - Cuba thời điểm răng khôn nhô ra khỏi lợi, nên đến các cơ sở y tế chụp X – quang để phát hiện mầm răng. Nếu răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Lúc này, do răng chưa có chân nên việc lấy bỏ là khá dễ dàng. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, lấy ra mầm của 2 răng khôn đối nhau (nhằm tránh những vấn đề về khớp cắn khi chiếc răng kia mọc). Việc quyết định nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng để có cái nhìn tổng thể về sự phát triển và những thay đổi của hàm răng, từ đó đưa ra các quyết định với từng trường hợp cụ thể. Theo các chuyên gia y tế, nên nhổ răng số 8 hàm dưới mọc lệch gần sớm trước 30 tuổi để đề phòng biến chứng gây tổn thương răng số 7, nhất là khi phát hiện răng số 8 hàm dưới mọc lệch gần có trục lệch từ 45 đến dưới 90 độ hoặc lệch gần mà tiếp xúc với răng số 7 ở vị trí dưới cổ răng.

Hỏi: Bệnh vàng răng ở trẻ và cách phòng tránh?

Gửi bởi Trương Anh Thư lúc 07h00 ngày 17-05-2013

Bệnh vàng răng ở trẻ và cách phòng tránh?


Tư vấn bởi Bác Sĩ Trần Vinh

Mặc dù trẻ đã đánh răng thường xuyên mà răng vẫn có màu vàng sẫm, xỉn thì có nghĩa là trẻ đã mắc bệnh vàng răng. Vậy nguyên nhân nào gây vàng răng, và phòng tránh nó như thế nào? - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng vàng răng của trẻ là do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh chủng tetracilin gây nên, làm cho răng phát triển không tốt, dễ bị sâu, men răng biến thành màu vàng sẫm hoặc vàng xỉn (thời kì canxi hoá mũ răng sữa bắt đầu từ khi thai nhi ở tháng thứ 4 cho đến khi trẻ được 1 tuổi, thời kì canxi hoá răng vĩnh viễn từ khi trẻ mọc răng đến khi trẻ 5 tuổi). - Chăm sóc răng miệng cho bé không đúng cách, khiến vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng. - Các loại thuốc dạng lỏng có chứa sắt, chẳng hạn uống vitamin cũng làm răng bé biến màu. - Bé mắc chứng vàng da cũng có thể làm men răng ngả vàng. - Bé bị ốm, sốt liên miên cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình canxi hoá răng, làm vàng răng. - Bé bị chấn thương ở răng, làm xuất hiện những chấm có màu sắc xám hơn vùng răng còn lại. - Sữa hoặc nước hoa quả tiếp xúc với răng trong thời gian dài, khiến răng của bé dễ bị sâu và xỉn màu. - Bé có trục trặc ở gen, làm thay đổi lớp men răng. - Với trẻ lớn hơn, việc cho trẻ dùng kem đánh răng chứa nhiều flo cũng khiến răng bé xỉn màu, tạo nên những mảng răng sáng hơn bình thường. Cách phòng tránh - Lớp men răng của bé bắt đầu hình thành ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thế bạn nên thận trọng khi sử dụng thuốc trong giai đoạn này. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ. - Bạn nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Sau khi trẻ mọc răng, bạn có thể dùng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày. Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa phải cho trẻ (bằng hạt đậu/lần). - Khi răng sữa của bé được thay bằng răng vĩnh viễn, nếu được chăm sóc tốt, màu sắc của răng bé sẽ trắng bóng hơn. Trường hợp xỉn răng bẩm sinh, bác sĩ có thể tráng men răng mới cho bé.

Hỏi: Bệnh nghiến răng có nguy hiểm không?

Gửi bởi Nguyễn Thu Trang lúc 07h00 ngày 17-05-2013

Bệnh nghiến răng có nguy hiểm không?


Tư vấn bởi Bác Sĩ Trần Vinh

Nghiến răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Nếu nghiến răng gặp ở người lớn thì phiền toái nhiều hơn. Nguyên nhân Nguyên nhân gây nghiến răng rất đa dạng như rối loạn giấc ngủ, bị stress, cản trở khớp cắn (khớp thái dương - hàm), rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, nghiện rượu, nghiện thuốc lá (thuốc lào), hoặc gặp ở trẻ còi xương, suy dinh dưỡng... Cũng có ý kiến cho rằng, trẻ bị nghiến răng có thể do bị bệnh giun kim. Một số người còn đề cập đến nguyên nhân của nghiến răng có thể gặp ở những người mà bố mẹ, anh chị em ruột cũng bị nghiến răng, tức là do di truyền chứ không phải do lây truyền. Gây hại Nghiến răng là sự nghiến hoặc cắn chặt các răng một cách quá mức bình thường. Ở người bình thường, khi nhai, cắn mạnh không có lực mạnh như lúc nghiến răng, vì vậy khi nghiến răng nó gây nên một thứ tiếng rất khó chịu cho người ngủ cùng giường, cùng phòng. Nghiến răng chỉ diễn ra khi ngủ và vì có lực cực mạnh như vậy, lại diễn ra trong một thời gian dài nên rất dễ làm mòn răng; ảnh hưởng đến lớp men răng; có khi mất hết lớp men răng làm lộ ra một lớp ngà màu vàng. Nhiều trường hợp có “thâm niên” nghiến răng trong nhiều năm nên bị thêm chứng nhức buốt răng. Ngoài đau nhức, buốt, nghiến răng còn thấy mỏi, đau các cơ nhai, đau đầu, đau cổ, khó chịu. Hậu quả của nghiến răng, thậm chí có thể làm nứt hoặc gãy các múi răng. Tình trạng nghiến răng cứ kéo dài không được khắc phục sẽ có thể làm răng bị lung lay và đôi khi răng bị rụng. Nếu nghiến răng gặp ở những người bị sâu răng hoặc răng đã hàn thì sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ răng. Trong một số trường hợp bệnh nghiến răng mãn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hàm dưới và khuôn mặt, làm cho mất cân xứng hoặc có hình dạng vuông, cằm bạnh ra (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên). Khi hàm dưới bị bạnh ra sẽ làm cho bộ mặt có thể không được bình thường. Bất kỳ ở lứa tuổi nào, khi bị nghiến răng nên đi khám bệnh tìm nguyên nhân để điều trị hiệu quả. Trong trường hợp chưa tìm được nguyên nhân thì nên đến khám chuyên khoa răng hàm mặt để có tư vấn và hướng giải quyết tránh mòn răng, lung lay răng, nứt, vỡ răng hoặc làm biến dạng hàm.

Trang: 1   2 

Nu Cuoi Viet

Thống kê

Đang online: 2
Trong ngày: 23
Trong tuần: 23
Trong tháng: 27
Ghé thăm: 430790

Social Connect

Social connect Social connect Social connect